Autres contributions

Autres contributions




Ce qui peut faire rire

Ce qui peut faire rire




Người Mỹ gốc Mít, người Việt gốc me (*)


Ở Mỹ từ khi người Việt sang làm người tị nạn thì nước Mỹ có thêm được một sắc tộc mới đó là người Mỹ gốc Mít. Còn ở Việt Nam từ khi kinh tế thị trường tràn ngập các đô thị thì xã hội việt nam có thêm được một thành phần đó là người Việt gốc me : họ chỉ còn cái gốc me là có thể dừng chân để nghỉ ngơi, ngủ mà không sợ bị duuổi đi chỗ khác. Vậy mà me và mít đều cùng nguồn gốc đấy !

trait

Song song với người Việt gốc me còn có một thành phần nữa rất nổi tiếng đó là dân Thái Bình, "khắp nơi tung hòanh", được ghi lại trong hai câu vè vào những năm 1980 (?) :

Thái Bình là đất ăn chơi
Tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành.


trait

Một buổi sáng Lê-Nin hỏi vợ :
- Quần đùi của tôi đâu ?
Vợ trịnh trọng trả lời :
- Bảo tàng cách mạng họ lấy hôm qua rồi.

Traduction :
Un matin, Lénine demanda à sa femme :
- Où est mon caleçon ?
Sa femme lui répond avec toute la solennité :
- Le Musée de la Révolution l'a confisqué hier.


Vài câu vè, câu đối hài hước truyền miệng trong giai đọan "xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam :



(Tư bản) : Phồn vinh giả tạo
(Xã hội chủ nghĩa) : Bần cùng thực sự.

trait

Các anh sáng suốt
Để chúng tôi suốt sáng.

trait

Ông Liên Xô
Bà Trung Quốc
Ông đi guốc
Bà đi giầy
Ông nhảy dây
Bà đá bóng
Ông đánh trống
Bà thổi kèn.

trait

Một hai ba ta là ba thằng Tầu
Bốn năm sáu ta là cháu bác Hồ
Bẩy tám chín ta là lính thủ đô
Mười ta người Liên Xô.

trait

Sau ba mươi năm chiến chinh, tướng Võ không còn nguyên giáp
Hơn nửa đời người dựng nước bác Hồ mất cả chí minh.

trait

Bác Nguyễn Lương Bằng, ít người lương bằng lương bác
Ông Tôn Đức Thắng nhiều thằng đức thắng hơn ông.

trait

Bác Tôn chết phải giờ trùng
Nên con cháu bác khùng khùng điên điên
Bác Hồ chết được giờ điên
Nên con cháu bác điên điên khùng khùng
Thương thay các bậc vua Hùng
Sinh ra một lũ nửa khùng nửa điên
Thằng khôn thì đã vượt biên
Thằng khùng ở lại, thằng điên nắm quyền
Cho nên dân khổ triền miên.

trait

Bác Hồ quê ở Nghệ An
Sinh tại Nam Đàn nhà có bốn con
Lớn lên bác đi Sài Gòn
Bác xuống tàu Pháp để còn bôn ba
Năm châu bốn biển là nhà
Bác sang châu Mỹ la cà châu Phi
Thấy gì cũng chép cũng ghi
Không biết thì hỏi tự ti làm gì
Thế rồi bác bị tình nghi
Tàu Tưởng nó bắt biết đi đường nào
Nhưng nhờ cách mạng phong trào
Đến năm 41 bác vào Việt Nam
Thoạt tiên bác ở trong hang
Lấy hòn đá tảng làm bàn bác ghi
Những lúc không biết làm gì
Bác tạc tượng Mác để ghi vào lòng
Lúc ra bờ suối thong dong
Bác đặt tên suối là dòng Lê Nin
Đánh Pháp phải tiết kiệm mìn
Trường kỳ kháng chiến phải nhìn từ xa.

trait

Chuyện dân gian truyền khẩu :

Trong giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam có nhiều vị ngày xưa "mải chơi" nên học không giỏi cho lắm, nhưng cũng đủ kiến thức để đọc một bài diễn văn do các cố vấn chuyên môn soạn trước. Phải nói là, các vị đó chỉ biết đọc những giòng chữ đã được đánh máy đàng hoàng trên các trang giấy của cơ quan.
Trong một buổi lễ trân trọng có vị nọ rút túi lấy ra bài diễn và bắt đầu đọc :

"Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà,
Độc lập trừ Tự do trừ Hạnh Phúc..."

Đấy, một xã hội mà bỏ đi tự do, hạnh phúc thì còn gì nữa, bà con ơi ?

Các công văn đều được viết hoặc đánh máy trên giấy của các cơ quan chính quyền theo mẫu : ở trên bao giờ cũng có khẩu hiệu :

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc


Traduction :

Parmi des dirigeants vietnamiens, il y en a qui ne sont pas très cultivés car dans leur jeunesse, ils ont passé leur temps à s'amuser au lieu d'apprendre. Mais ces personnalités en savent assez pour lire un discours écrit par leurs conseillers sur du papier officiel.
Lors d'une cérémonie importante, un de ces dirigeants sort son discours de sa poche et commence à lire :

"République socialiste du Vietnam
Indépendance Moins Liberté Moins Bonheur...."

L'entête des papiers officiels au Vietnam porte la devise :

Indépendance - Liberté - Bonheur


trait

Một lập luận khó xử cho tòa án :

Việt Nam là một nước đa dân tộc, và ai cũng biết là mỗi dân tộc đều có những đặc điểm, những truyền thống riêng, khác hẳn truyền thống của các dân tộc láng giềng.
Câu chuyện xảy ra trong xã hội người Hmông : một chàng trai nọ đã cưỡng ép một thiếu nữ và sau đó thiếu nữ nọ đã sinh ra một đứa bé, và câu chuyện đã được đưa ra tòa để xử. Quan tòa lại là người Việt. Sau khi đôi bên đã khai báo những chuyện đã xảy ra, tòa trịnh trọng lên án chàng trai đã phạm tội và phải chịu tội dưới một hình thức nào đó.
Chàng trai không chịu nhận tội và đối đáp rằng :
- Thưa tòa, nếu tôi giết người thì tôi chịu tội tòa kết án đằng này tôi lại tạo ra một con người, thế có phải quá bất công không ? Tôi không nhận tội do tòa kết án vì vô lý.
Tòa : ... ? !

Traduction :

L'incompréhension

Le Vietnam est un pays pluri-ethnique, et tout le monde sait que chaque peuple a ses caractéristiques, ses traditions propres, différentes de celles d'autres peuples voisins.
L'histoire s'est passée chez les Hmong : un jeune homme a abusé d'une jeune fille qui a fini par tomber enceinte puis elle a donné naissance à un enfant. L'histoire a été portée au tribunal dont le président est un Vietnamien. Après avoir lu les faits aux deux parties, le président a condamné jeune homme à une peine. Ayant entendu la sentence l'accusé s'est levé et plaidé sa cause :
- Monsieur le président, la sentence est injuste. Je n'ai pas commis de crime, je n'ai tué personne, au contraire j'ai créé une personne, j'ai donné vie à une personne et je me retrouve condamné. C'est incompréhensible.
En entendant ces paroles le président est resté coi et l'audience s'est terminée là.



(*) Si nous ne traduisons pas certaines blagues ou jeux de mots c'est parce que les jeux de mots dans une langue donnée sont toujours difficiles à traduire dans une autre langue car il faudrait expliquer au préalable tout un contexte culturel et historique et les formes de jeux de mots en question.

Sommaire de la rubrique

Haut de page