Comptes rendus de lecture

Comptes rendus de lecture




Nguyễn Tùng (Ed.)
Mông Phụ. Un village du delta du Fleuve rouge
Paris, L'Harmattan, 1999, 338 p,

Diễn Đàn, n°100, oct. 2000 ?



Mông Phu. Un village du delta du Fleuve rouge

Cái tên ít quen thuộc với những "kẻ ngoại đạo" hay người không chuyên ngành lại là một nơi có "bề dầy lịch sử", vì Mông Phụ hiện thuộc xã Đường Lâm, cách thị xã Sơn Tây 4 cây số, nằm giữa giải Sông Hồng và dẫy núi Ba Vì, là "đất hai vua" : Phùng Hưng (Bố cái đại vương, 751-798) và Ngô Quyền (897-944). Mông Phụ có gì đặc biệt so các làng thôn khác ở đồng bằng Bác Bộ ? Khó mà trả lời câu hỏi này được vì đây không phải là mục đích của tập đoàn tác giả gồm có Nguyễn Tùng - chủ biên - (''Lãnh thổ và bản sác'', ''Tổ chức chính trị và xã hội'', ''Cấu trúc về không gian'' [Organisation de l'espace], và '' Những biến đổi về mặt kinh tế'') ; Nelly Krowolski, (''Cưới hỏi'', ''Gia đình'', ''Cái án'' ) ; và Nguyễn Xuân Linh, (''Kiến trúc'' ) ; cả ba thuộc đơn vị LASEMA tại Paris của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (Pháp), tức CNRS, và một số chuyên gia trong nước như Bế Viết Đẳng 1 (''Những biến đổi về mặt kinh tế'') ; Diệp Đình Hoa (''Di sản văn hóa và con người'' ) ; Nguyễn Dương Bình (''Tổ chức chính trị và xã hội'') ; Trần Văn Hà (''Những biến đổi về mặt kinh tế'') ; và Võ Thị Thường (''Môi trường thực vật''). Đây cũng là kết quả của sự hợp tác trong lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn giữa hai nước Pháp và Việt Nam. Dự án của chương trình hợp tác song phương này nhằm triển khai và đi sâu hơn những chặng đường mà mỗi cá nhân đã tự bỏ công nghiên cứu từ trước, và đồng thời tìm hiểu mối quan hệ giữa Mông Phụ và các làng lân cận trong xã. Một vài nét chính về Đường Lâm : xã gồm 8 thôn, có chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), và chợ Mía nổi tiếng kháp vùng. Ngoài các ngôi đình làng 2, chùa, đền và nhà thờ họ ra trong xã còn có 21 tấm bia (tấm sớm nhất được dựng nám 1390 nói về Phùng Hưng và Ngô Quyền), một số gia phả của các dòng họ Đỗ, Giang, Hà, Nguyễn, Phan. Còn các sác phong hoặc thần tích thì được lưu trữ trong Viện Hán-Nôm. Đất Đường Lâm cũng còn là quê quán của 4 tiến sĩ trong số đó có Giang Ván Minh (1573-1638) và Kiều Oánh Mậu (1854-1912). Gần với chúng ta hơn thì có hai cố bộ trưởng Phan Kế Toại và Hà Kế Tấn. Chính nhờ bộ trưởng Bộ Thủy Lực Hà Kế Tấn mà Đường Lâm đã có điện ngay từ năm 1964, thật là "một người làm quan cả xã được nhờ".

Trong phần mở đầu ngoài sự tổng hợp các hiểu biết về quá trình hình thành xã Đường Lâm và các biến chuyển của thời thế, tác giả ở đây - Nguyễn Tùng - chắc có ý định góp ý vào những vấn đề chưa được sáng tỏ như ''giáp''. Tác giả bất đồng ý kiến với nhà dân tộc học quá cố Nguyễn Từ Chi về các lớp tuổi trong ''giáp'', vì theo tác giả thì điều mà hầu như không có lễ kết nạp (Rites d'initiation) chứng tỏ rằng trong ''giáp'' không có các lớp tuổi. Cách lập luận hơi vội vã này khó thuyết phục được người đọc. Về ''giáp'' thì phải nói là từ trước đến giờ chưa ai bỏ công nghiên cứu kỹ như Nguyễn Từ Chi, tuy thế nhà dân tộc học này vẫn khiêm tốn coi các công trình của mình chỉ là những ''giả thuyết làm việc'' 3. Ở một vài đoạn khác cũng thế, tác giả này lại kết luận hoặc lí giải hơi vội vã chẳng hạn như khi Nguyễn Tùng dựa vào nhà sử học F. Braudel và viết rằng : ''C'est l'absence d'un véritable réseau de bourgs et de villes qui explique la stagnation économique et sociale du Viet Nam traditionel.'' Xin tạm dịch là : ''Chính vì không có một mạng lưới thị xã và thành thị hoàn chỉnh mà kinh tế và xã hội vịêt nam cổ truyền bị ứ đọng''. Đây là nguyên nhân hay là hậu quả ? Nếu người ta đặt ngược lại câu hỏi ''Tại sao không có mạng lưới thị xã và thành thị'' thì sao ? Đây là một trong những vấn đề nan giải chưa có công trình nào đề cập đến một cách nghiêm chỉnh, và nó có tầm quan trọng không kém một vài câu hỏi đã ám ảnh Nguyễn Từ Chi đến cuối đời ông như : ''Tại sao Việt Nam là một nước ven biển, từng có hàng hải mà không có ngoại thương ? Tại sao người Việt ven biển không ra khơi đi tới các vùng đất xa lạ như người Mã Lai, chẳng hạn, mà chỉ quanh quẩn đánh cá ven biển thôi ? '' Trong phần cuối, cuốn sách đề cập đến những biến chuyển kinh tế trong giai đoạn 1945-1991, các tác giả có nói đến sự hình thành và vai trò của các hợp tác xã, tưởng cũng nên nhắc lại những câu vè bất tử do dân gian để lại nói về người chủ nhiệm hợp tác xã như : ''....Mỗi người làm việc bằng năm Để cho chủ nhiệm vừa nằm vừa án. ''

Cũng như về khoán 10 đã được khởi xướng và thi hành ngay từ cuối thập kỷ 60 nhờ sự xung phong của tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú, nhưng phải đợi đến sau Đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp này mới được Đảng và nhà nước cho áp dụng trên toàn quốc, ở đây cũng xin nhác lại cái ''tội'' của bí thư tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú là đã "đúng quá sớm" (avoir raison trop tôt) nên đã được Trung ương để ý và cho về hưu ngay.

Còn về phần cấu trúc, nếu mà trong một vài chương cho xuất hiện được những bình diện khác nhau (như trong nhiếp ảnh) thì các thông tin sẽ được đón tiếp xứng đáng hơn, vì quá nhiều thông tin chồng chất lên nhau nên người ta không biết phải chú ý vào bình diện nào. Trên đây người đọc chỉ gợi ý với các tác giả một vài vấn đề, ngoài ra thì cuốn sách mang lại nhiều hình ảnh sống động như sự biến chuyển của y phục cưới, của kiến trúc, cho độc giả trạm trán với các âu lo ở nông thôn như vấn đề thiếu công án việc làm. Dù sao đi nữa thì nông thôn việt nam vẫn là một bài tính nhiều ẩn số khó giải.

Notes

1 GS Bế Viết Đẳng, cố viện trưởng Viện Dân tộc học, đã từ trần năm 1998.

2 Cũng ở vùng này trong huyện Ba Vì có đình Tây Đằng (thế kỷ XVII), một trong vài ngôi đình có niên đại sớm nhất còn tồn tại. Từ nhiều năm nay đình Tây Đằng có nguy cơ sụp đổ và mục nát nếu không được trùng tu cấp bách. Tuy thế chẳng có ai trong số những người có nhiệm vụ bảo tồn di tích lịch sử văn hoá thèm đoái hoài tới tình trạng này, người ta cũng còn phải công nhận là đình Tây Đằng không phải là một trường hợp đặc biệt.

3 Trần Từ, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB KHXH, Hà Nội, 1984, tr. 6, (Trần Từ là bút hiệu của Nguyễn Từ Chi).


Sommaire de la rubrique
Haut de page