E n t r e t i e n s
E n t r e t i e n s
Avec Pierre Brocheux, président de l'Afrase.
Avec Pierre Brocheux, président de l'Afrase.
Cette émission a été
diffusée le 27 octobre 1997 sur les ondes de RFI en langue vietnamienne
Nous avons le plaisir de recevoir aujourd'hui Pierre Brocheux, président de l'Afrase
(l'Association française pour la recherche sur l'Asie du Sud-Est) [1] .
Pierre Brocheux, bonjour, si je ne me trompe pas, vous
êtes l'un des membres fondateurs de l'Afrase. Voulez-vous dire
aux auditeurs de RFI depuis quand votre association existe? Quelles
sont les raisons qui vous ont amené à créer cette
association, et à qui s'adresse-t-elle ? Comment fonctionne votre
association ?
Est-ce que vous avez des partenaires,c'est-à-dire des
organismes publics ou privés en France ou en Asie du Sud-Est qui
vous soutiennent ? Et votre bulletin d'informations, La
lettre de l'Afrase : quel est son contenu, le public visé, comment se
la procurer ? Est-ce qu'elle s'adresse uniquement aux chercheurs ?
Aubout d'une dizaine d'années d'existence, avec le recul, quel est votre regard critique sur les
milieux de la recherche dans ce domaine ? Est-ce que l'Afrase parvient
à rassembler tous les chercheurs qui travaillent sur cette aire
géographique et culturelle ? Peut-on imaginer qu'un jour
l'Afrase parvienne à bousculer les frontières qui
séparent les différentes sensibilités ?
RFI
: Hôm nay "Nhịp cầu Pháp Việt" hân hạnh được tiếp đón ông Pierre Brocheux, chủ
tịch Hội vì sự nghiên cứu Pháp về Đông Nam Á, tức là l'Afrase (L'Association française pour
la recherche sur l'Asie du Sud-Est). Chào ông, nếu tôi không lầm thì ông là một trong
những thành viên đã sáng lập ra Hội, thế ông có thể cho thính giả của RFI biết là Hội
thành lập từ bao giờ ? Những lý do nào đã khiến ông và các thành viên
khác sáng lập ra hội này. Và đối tượng của Hội là những ai ?
P. B.
Trước hết tôi xin cảm ơn đài đã có lời mời để tôi tới giới thiệu Hội của
chúng tôi. Hội được thành lập năm 1984 bởi sáng kiến của vài nhà nghiên cứu về
Đông Nam Á. Hồi đó, khi chúng tôi nhận thấy rằng sự nghiên cứu về Đông Nam Á, tức là
từ sự soạn thảo những kiên thức đến cách phổ biến, và chương trình đào tạo còn rất hạn hẹp.
Vào giai đoạn đó chỉ riêng ở Paris người ta mới có thể học hoặc đào tạo những nhà nghiên cứu
về Đông Nam Á. Đó là điều tương phản với một vùng như Đông Nam Á, là vùng đang
phát triển trong thập kỷ 80, nhất là về mặt kinh tế. Vì thế chúng tôi nhận thấy là cần phải
sáng lập ra hội những nhà nghiên cứu và mang tên là l'Afrase. Không phải chỉ với mục đích
để các nhà nghiên cứu tự dành lại những lợi ích của họ mà còn là tự mình soạn
thảo những kiến thức để người ta hiểu biết rõ hơn về Đông Nam Á, và mặt khác để người ta biết đến giới
nghiên cứu rõ hơn, và từ đó phát triển hoạt động bằng các phương tiện phải có trong
công trình nghiên cứu. Đây là những lý do chính đã thúc đẩy chúng tôi sáng lập ra Hội này.
RFI
: Thế hội của các ông hoạt động như thế nào ? Hội có được những cơ quan hay những
đoàn thể ở Pháp hay ở Đông Nam Á ủng hộ không ?
P. B. :
Đây là một hội theo luật ban hành năm 1901, một hội bất vụ lợi. Hội như thế chỉ đứng vững
được khi nào có hội viên. Năm nay chúng tôi có tổng cộng 140 hội viên, tức là những
người đóng góp đầy đủ lệ phí của hội. Đó là khá lắm rồi. Điều đáng mừng hơn là
chúng tôi tuyển lựa những hội viên trẻ, những nghiên cứu sinh, những người đã bảo vệ luận văn tiến sỹ.
Đó là thành phần linh động của hội. Còn về mặt tài chánh thì chúng tôi
không nhận được tài trợ nào cả. Chỉ trong dịp kỷ niệm mười năm ngày thành lập Hội, chúng tôi
nhận được một ít trợ cấp để tổ chức một buổi liên hoan, để in tập thư mục những điã hát. Ngoài ra thì
các hoạt động khác chủ yếu là soạn và xuất bản tờ thông tin của hội. Tờ Thông điệp của Hội, tức
là tờ La lettre de l'Afrase được hoàn chỉnh bằng sự đóng góp lệ phí củ các hội viên. Bộ
Ngoại giao, Trung tâm nghiên cứu quốc gia và những cơ quan nghiên cứu khác về Đông phương, đều biết đến
chúng tôi. Không những thế, có thể nói là chúng tôi được độc lập, đó là điều
cần thiết cho các hội đoàn theo hình thức vừa nói trên. Về mặt liên hệ với các cơ quan ở
nước ngoài, ở Châu  và ở Mỹ thì chúng tôi có liên hệ với các hội tương
tự. Có những hội rất mạnh, chẳng hạn như l'ASEASOOK ở bên Anh, ở Mỹ, ở CANADA, ở các nước Bắc Âu cũng có
những hội như thế; chẳng hạn hội "Bắc Âu nghiên cứu về Châu Á". Chúng tôi có liên hệ
chặt chẽ và trao đổi thông tin. Gần đây, chúng tôi có liên hệ mật thiết với "Hội
Châu Âu vì nghiên cứu về Châu Á", tức là EUROSEAS. [Có những thành viên của
chúng tôi cũng là thành viên với tính cách cá nhân của Hội này.]
Riêng về Châu Á, có thể các bạn cho đó là điều mâu thuẫn, thì chúng
tôi không có liên hệ nhiều. Tờ thông tin của chúng tôi được phổ biến tại các cơ quan
nghiên cứu và các đại học ở Thái Lan, ở Ma-lai-xia, ở In-đô-nê xia, và gần đây ở Việt
Nam qua nhóm nghiên cứu về Đông Nam Á của Viện Khoa Học Xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra tờ thông tin của chúng tôi được phổ biến ở các Đại sứ quán Pháp, đảm nhiệm phận sự
thông tin lại các hoạt động của Hội. [Vì phương tiện bị hạn chế nên chúng tôi chỉ xuất bản được tờ
thông tin và gây được những mối liên hệ. Chúng tôi cũng tổ chức những cuộc hội thảo nếu trường hợp
cho phép.] Gần đây, nhân dịp cuốn Địa dư thế giới, tập Châu Á và Châu Đại Dương ra đời,
chúng tôi có tổ chức một buổi họp về đề tài này tại "Viện quốc gia về ngôn ngữ và văn minh
đông phương". Buổi họp được nhiều người chú ý. Chúng tôi đã xuất bản cách đây 10 năm,
và sẽ bổ sung, bản kiểm kê tất cả các bài luận văn tiến sỹ về Đông Nam Á được bảo vệ tại
Pháp. Và sẽ bổ sung lại thư mục các đĩa hát về Châu Á mà chúng tôi xuất bản năm
1994 nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày thành lập hội. Chúng tôi muốn đi xa hơn nữa. Chúng tôi đang
dự định tổ chức một cuộc hội thảo về nghiên cứu Đông Nam Á mong tụ họp tất cả các nhà nghiên cứu để
thảo luận về tất cả mọi vấn đề, những vấn đề căn bản như khoa học luận cũng như những vấn đề cụ thể như đào tạo, trợ cấp cho các
nghiên cứu sinh, những chức vị được bổ nhiểm ở Trung tâm nghiên cứu quốc gia hay những cơ quan khác như l'Orstom.
RFI
: Còn tờ thông tin của Hội là La lettre de l'Afrase thì có những mục gì ? Độc
giả là ai ? Làm thế nào để có tờ thông tin này ? Có phải nó chỉ dành riêng cho các giới nghiên cứu không ?
P. B. : Tờ thông tin của chúng tôi thì phân phát cho các hội
viên. Ai cũng có thể đăng mua dài hạn khi nhập hội. Ngược lại muốn mua báo không nhất thiết phải phải
là hội viên. Ai muốn có thì chỉ cần viết thư về trụ sở của hội đặt ở Trường Viễn Đông bác cổ, số 22
avenue du président Wilson, quận 16 - Paris. Thời gian mới thành lập hội, thì đây chỉ là tờ thông
tin nội bộ, nhưng ngay sau đó, và nhất là cách đây 5, 6 năm, dưới sự điều khiển đắc lực của anh
Hugues Tertrais, tờ thông tin đã phát triển rất mạnh từ hình thức đến nội dung. Hiện tại thì tờ
thông tin này không còn là tờ lưu hành nội bộ nữa mà là một nhịp cầu, là diễn
đàn giữa các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á. Vì chúng tôi đăng tất cả những
gì mà các nhà nghiên cứu Pháp và có khi cả của người ngoại quốc gửi đăng, mà
cũng không nhất thiết phải là thành viên của hội. Tờ thông tin đón nhận bài vở của tất cả mọi
người, tất cả những ai đang nghiên cứu. Cũng phải xác định là nghiên cứu ở đây không chỉ riêng giới
nghiên cứu ở các cơ quan nhưng tất cả những ai nghiên cứu với tư cách nào đó, có thể
là những nhà văn, những dịch giả về văn chương Châu Á. Những đối tượng này có thể nhập hội.
Chúng ta không nên tưởng là trong hội chỉ toàn là những giáo sư hay những nhà
nghiên cứu. Tóm lại thì tờ thông tin của hội là một nhịp cầu. Có nghĩa là chúng
tôi phổ biến đến những ai chú ý tất cả những chương trình đào tạo về Đông Nam Á, tất cả những
sách xuất bản nói về Châu Á, dù là công trình khoa học hay văn chương, tất cả những
gì trên đài truyền hình và truyền thanh, và tất cả những cuộc hội thảo ở Pháp cũng như ở
ngoại quốc. Có điều là tất cả những hoạt động của hội là công việc bất vụ lợi. Khi những người trong hội hoặc ở
ngoài hội thông tin cho chúng tôi biết thì chúng tôi phổ biến đến mọi người.
RFI : Có
thể một câu hỏi cuối cùng nữa là sau hơn mười năm hoạt động, ông
có nhận định gì, có thể là lời phê bình, về giới nghiên cứu trong lãnh vực này
? Hội của ông có tập hợp được tất cả những nhà nghiên cứu hoạt động về khu vực này không ? Người ta
có thể tưởng tượng một ngày nào đó, Hội sẽ vượt lên khỏi những gianh giới phân chia những cảm nhận của
từng giới nghiên cứu ?
P. B. : Chúng tôi không có cao vọng là sẽ tập hợp tất cả những nhà
nghiên cứu Pháp về Đông Nam Á. Nhưng như tôi vừa nói hội đã tập hợp được một số khả quan,
140 hội viên trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Sự nghiên cứu về Đông Nam Á không
được phổ biến như Tây Ban Nha học , Đức học hay Ang-lô xắc-xông học. Dĩ nhiên là còn nhiều
nhà nghiên cứu không ra nhập hội, và thông thường là những người có tên tuổi. Dĩ
nhiên là chúng tôi không có trách nhiệm về sự việc này mặc dầu chúng tôi
rất tiếc. Chúng tôi hy vọng là sẽ khởi xướng những gì trong tầm tay để phổ biến nền nghiên cứu Pháp về
Đông Nam Á, hy vọng sẽ nới rộng sự chú ý ngày càng đông đảo hơn. Dĩ nhiên là
chúng tôi kêu gọi tất cả những ai nghiên cứu về Đông Nam Á đến với chúng tôi. Nếu
chúng ta càng đông đảo thì càng có nhiều tham gia đắc lực và càng tiêu biểu.
Trở thành tiêu biểu là điều rất quan trọng đối với các cơ quan chính phủ cũng như các cơ quan
nghiên cứu. Vì có nhiều vấn đề được đặt như sự đào tạo những nhà nghiên cứu, thư viện dành
cho nghiên cứu, tương lai của sự nghiên cứu về một vùng mà tổng thống Pháp, Jacques Chirac, mới
đây trong hội nghị thượng đỉnh ở BangKok, có phát biểu là nước Pháp phải phát triển năng lực ở
vùng này một cách tối đa, và nước Pháp có nhiều quyền lợi. Tôi nghĩ là
nên thực hiện lời phát biểu này. Và Hội l'Afrase sẽ phải giữ vai trò khích lệ và vì
thế Hội phải thận trọng với tất cả những vấn đề sẽ được đặt ra liên quan đến nghiên cứu về Đông Nam Á. Nghĩa
là khi cần thì Hội phải can thiệp với chính quyền. Đây là bao quát những hoạt động của hội.
RFI : Xin chúc Hội l'Afrase được thuận buồm xuôi gió. Và cám ơn ông đã
chấp nhận lời mời của chúng tôi. Xin nhắc lại là trụ sở của hội đặt ở Trường Viễn Đông bác cổ (l'Ecole
française d'Extrême Orient), số 22 avenue du président Wilson, quận 16, Paris.
Notes :
[1].
Cette émission a été traduite du français, langue qui a été utlisée pour l'interview. La version originale en
français n'a pas été conservée. Nous pensons qu'il est un peu aventureux de retraduire cette émission en français.
Sommaire de la rubrique
Haut de page