E n t r e t i e n s

E n t r e t i e n s




Avec Philippe Franchini

Avec Philippe Franchini




Cette émission [1] a été diffusée le 23 novembre 1997 sur les ondes de RFI en langue vietnamienne

RFI : Xin chào ông Philippe Franchini và cám ơn ông đã chấp nhận lời mời của RFI. Trong cuốn sách của ông vừa được xuất bản, ông đã thu tập được nhiều thông tin về giai đọan 1983-1995, một giai đọan chuyển giao, thế ông giải thích thế nào ba chế độ Đông Dương cũ đã kháng được khủng hoảng đã chuyển các nước Đông Âu từ cái gọi là xã hội chủ nghĩa qua chế độ dân chủ ?


P.F. : Vấn đề có khác biệt giữa ba nước : Việt Nam và Lào thì vẫn duy trì trong lúc Cămbốt đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội, chúng ta không thể nào khái quát hóa được. Từ ngữ Đông Dương rất tiện để chỉ bán bảo Đông Dương nhưng các nước Đông Dương chỉ có liên hệ về địa chính trị, vì thế khi nói đến ba nước đó tôi gọi đó là ba nước Đông Á. Tương lai chung của ba nước Cămbốt, Lào và Việt Nam không còn gì nữa ngoài sự ra nhập vô kinh tế thị trường.

Ông vừa nhắc đến địa chính trị, vai trò của Trung Quốc chắc là quan trọng …


P.F. : Vai trò của Trung Quốc rất quan trọng. Chúng ta phải nhớ là Trung Hoa có nhiều thực thể khác nhau : thứ nhất là Trung Hoa lục địa với tư cách là một cường quốc nên gây một áp lực rất mạnh, sau đó còn có các Hoa kiều ở nước ngoài rồi kế đến là Đài Loan. Các thực thể Trung Hoa khác nhau về hành động cũng như khác nhau về cách hành động. Dù sao đi nữa thì các thực thể này có ảnh hưởng rất mạnh về mặt kinh tế hay về mặt chính trị.

Thế còn vị trí của các nước Tây Âu ?


P.F. : Theo tôi thì vai trò của các nước Tây Âu không còn như xưa. Khối Châu Âu thì can thiệp một cách phân tán. Các nỗ lực của nước Pháp không được các nước khác ủng hộ. Dù sao đi nữa thì ảnh hưởng của khối Châu Âu không mạnh, và người ta có thể nhận thấy điều đó qua đầu tư : mười nước đứng đầu về đầu tư là các nước ở Đông Nam Á.

Có điều không biết có phải nghịch lý hay không là ở Châu Âu người ta đả kích chế độ ở Cao Mên, Lào và Việt Nam, còn mặt khác thì người ta lại kiếm cách nhập vào thị trường để đầu tư. Cụ thể là với chuyến đi của tổng thống Pháp, Jacques Chirac, phía Pháp vừa ký hợp đồng trị giá bốn tỷ Francs với Việt Nam...


P.F. : Hẳn là như thế. Vấn đề nhân quyền chỉ là chủ đề để thỏa mãn dư luận phương Tây : vì đông thời người ta phản đối về vi phạm nhân quyền, sự bắt giam của những nhà ly khai, những người đối lập và nhưng điều cực đoan mà dân chúng đã phải hứng chịu, thì một mặt khác điều quan trọng là vấn đề đầu tư. Không có sự mặc cả nào khác. Người ta chỉ cần là ba nước ở Đông Nam Á được ổn định để người ta được đầu tư. Bởi thế các chế độ ở vùng này được củng cố. Tôi không biết là các chế độ đó sẽ mất thăng bằng thế nào vì họ nắm chắc dân chúng trong tay. Mà dân chúng thì chẳng còn ai đoái hoài tới chính trị nữa sau nhiều năm chiến tranh.

Còn một mâu thuẫn nữa tôi muốn đề cập với ông là một mặt các chế độ ở ba nước này rất mạnh còn mặt khác vai trò của nhà nước thì lại quá yếu. Điều này người ta có thể nhận thấy trong đời sống thường nhật.


P.F. : Đó là một mâu thuẫn. Bởi thế cần phải phân biệt nhà nước và quyền lực. Nhà nước là sự tổ chức về dân sự của một quốc gia, nhà nước hiểu theo cách đó đã được thay thế bởi vai trò của Đảng, là lực lượng duy nhất đã dành chính quyền. Vì lẽ đó mà nhà nước bị suy thoái và suy thoái bởi sự xuống dốc của ý thức hệ. Người ta cũng nên chú ý là ý thức hệ ở Châu Á là một phương tiện về mặt chiến lược để dành và cướp chính quyền hơn là một triết học. Còn một yếu tố khác nữa là ở Việt Nam vai trò của khổng giáo rất quan trọng và người cộng sản đã xây dựng tôn ti trt tự cộng sản trên cái tôn ti trật tự của khổng giáo. Cũng vì thế mà quần chúng bih phi chính trị hoá. Chính trị ở đây là tranh luận về cách điều hành xã hội. Hay nói một cách khác là dân chủ.

Sau hai mươi năm chiến tranh, hi sinh và đau khổ thì bây giờ phải nhớ được những gì ? Có thể còn hi vọng không ?


P.F. : Nói chung thì người ta cũng phải rút ra một bài học từ lịch sử, và bài học đó có thể đến từ phía Tây Âu. Phía Tây Âu có rất nhiều trách nhiệm đối với các cuộc tranh chấp đã kéo quá dài đối với dân chúng, và kìm hãm dân chúng không cho họ có ý chí. Người ta bỏ cuộc trước các tiểu chính thể đầu sỏ. Không biết là hi vọng đó có được khẳng định hay không, nhưng bản thân tôi thì hi vọng là như vậy. Người ta không thể giải quyết lịch sử bằng cách chặt vụn thành mảnh, vì lịch sử là một đường soắn ốc năng động, và trong đường soắn ốc năng động đó có thế hệ mới, thế hệ trẻ không biết đến chiến tranh, vì thế có thể mang lại những điều mới lạ.

Chúng ta đành hy vọng vậy. Cám ơn ông Philippe Franchini đã nhận lời mời để trao đổi với chúng tôi.




Notes :

[1]. Cette émission a été traduite du français, langue qui a été utlisée pour l'interview. La version originale en français n'a pas été conservée. Nous pensons qu'il est un peu aventureux de retraduire cette émission en français.




Sommaire de la rubrique

Haut de page