Communications aux colloques
Communications aux colloques
Vài nhận xét về những trở ngại trên đường dân chủ hóa và phát triển ở Việt Nam
Vài nhận xét về những trở ngại trên đường dân chủ hóa và phát triển ở Việt Nam
Communication
faite au colloque organisé à Liège les 7 et 8 août, 1999
par un groupe informel de Vietnamiens à l'étranger, avec la participation de deux chercheurs vietnamiens
du Vietnam
Hệ ý thức phát triển
Nhìn lại quá trình hình thành của khái niệm phát triển thì chỉ mới gần đây -
so với dòng lịch sử - sau Đệ nhị thế chiến một số chuyên viên của Liên Hiệp Quốc
(LHQ) mới suy nghĩ và tạo ra lý thuyết phát triển, và ngay sau đó thì từ "phát triển"
(
développement) rất thông dụng trong ngôn ngữ của các nước tây phương,
và trong thập kỷ sau mới trở thành khái niệm (
concept)
. Trước kia người ta
hiểu nghĩa của từ phát triển tương tự với nghĩa của "văn minh" (
civilisation),
và phát triển thuộc về lãnh vực xã hội và văn hoá. Khi khái niệm phát triển được hình
thành thì nó mới rơi vào quỹ đạo của kinh tế, vì thế không có gì là lạ khi môn
"kinh tế phát triển" (
économie du développement) được giảng dạy trong
các đại học.
Nhưng ngay khoảng năm 1948 cũng các chuyên viên của LHQ phải nhận thức ra
một vấn đề, không phải vấn đề phát triển mà lại là vấn đề ngược lại, là vấn đề các
nước chậm phát triển (les pays sous-développés). Khoảng cách giữa các nước phát triển
và các nước "lạc hậu" quả là quá xa, xa cho đến nỗi cái khái niệm "phát triển"
cũng
vắng bóng trong ngôn ngữ của các nước này, tức là các nước của Thế Giới Thứ Ba trong
kỷ nguyên chiến tranh lạnh. Trong nhận thức chung ở các nuớc nghèo, phát triển là nâng
cao đời sống vật chất, tiêu thụ ngang hàng với người Mỹ chẳng hạn, và khả năng
nhập vào nhóm cường quốc có bom nguyên tử. Sự đối lập giữa "phát triển/chậm
phát triển" đã thay thế đối lập trong quá khứ xa xưa đã lỗi thời là "văn minh/mọi rợ".
Ngày xưa người ta đi khai hóa cho các nước lạc hậu thì bây giờ người ta viện trợ
cho các nước chậm phát triển. Ngày xưa người ta đo phẩm chất con người
bằng vòng đầu, bằng màu da thì bây giờ người ta đo sản phẩm của con
người bằng P.N.B (
produit national brut).
Đến cuối thập kỷ 70 thì mô hình phát triển do các quan chức quốc tế định đặt bắt đầu
bị phản đối, kể từ đó phát triển được gọi là "nạn phát triển" (
mal-développement),
và để đối lập với phát triển người dùng các ý niệm khác như phát triển trong đoàn kết
(
développement solidaire), phát triển nội sinh (
développement endogène),
phát triển tự lập (
développement autonome), phát triển xác thực
(
développement authentique) phát triển vững bền (
développement durable),
v.v. Đây không phải chỉ là phản ứng của riêng các nước đón nhận phát triển là các
nước nghèo vừa thoát khỏi ách đô hộ và bắt đầu có tiếng nói trong cộng đồng thế giới,
mà còn là phản ứng của những giới vừa chống lại mô hình phát triển tây phương vừa
chống lại mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước giầu và các nước nghèo. Ý chính ở đây
là làm sao để mỗi nước tự suy nghĩ để nhân định phát triển phải như thế nào,
tức là thúc đẩy các nước tự mình dự kiến về phát triển cho phù hợp với nhu cầu
và phương tiện của mình, thay vì chỉ đóng vai trò thụ động đón nhận phát triển
từ bên ngoài rồi đưa đến tình trạng phụ thuộc kinh tế, con đường dẫn đến p
hụ thuộc cả về phương tiện sinh sống. Cho tới ngày hôm nay, Châu Phi phải trả một giá
rất đắt vì đã theo con đường phát triển, cả Châu này có khả năng chết mòn vì
những tác dụng của phát triển mà những kẻ đề xướng ra phát triển vẫn tiếp tục
con đường của họ, không áy náy. Tuy thế chúng ta cũng phải nhận thấy là những
nhà lãnh đạo quốc gia ở Châu Phi phải lãnh trách nhiệm ngang hàng với các nhà đầu tư
phát triển, vì họ là cái cầu để cho phát triển đi vào tới hang cùng ngõ hẻm của xã hội họ ;
không phải họ phải lãnh trách nhiệm vì họ là cái cầu mà họ là cái cầu đã được
phủ lên một nước sơn mới để đủ hãnh diện với mọi người. Chỉ hai tỷ dụ cho ta
thấy chức năng tàn phá của phát triển rùng rợn đến thế nào. Để phát triển,
các quan chức quốc tế khuyến khích giới lãnh đạo châu phi nên thuyết phục nông dân
của họ trồng cà fê, trồng đậu hà lan để bán cho thị trường tây phương.
Kết quả là người nông dân châu phi bị tước quyền định đoạt trồng trọt,
rồi sau đó phải bán sản phảm của mình cho các tổ chức xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp xuyên quốc gia, và giá cả thì đã được định đoạt tại các thủ đô
tiêu thụ ở Tây phương. Tình hình trở thành bi đát hơn khi thị trường không tiêu thụ
các sản phẩm đó như người ta dự định thì người nông dân châu phi không còn gì
để ăn nữa vì đất trồng khoai, trồng sắn ngày xưa không còn nữa vì họ đã nghe
lời các chuyên gia chuyển qua trồng cà fê, trồng đậu hà lan mất rồi. Đói ! Viện trợ ...
Viện trợ để các nước nghèo có đủ ngoại tệ để trả lãi cho món nợ. Mắc nợ
vì phải vay tiền các cơ quan quốc tế để trang bị các nhà máy, để làm đường,
để xây cầu, để trả công các chuyên viên kỹ thuật nước ngoài tới cộng tác để khai thác
mỏ sắt chẳng hạn; sắt sản xuất ra bán lại cho các nước chủ nợ là các nước phát triển.
Người ta tính ra trong cái vòng luẩn quẩn của kinh tế-khai thác-phát triển này
thì chỉ có 5 cho tới nhiều nhất là 20% giá của sản phẩm (ở đây là sắt tính theo
giá ở nước tiêu thụ) còn lại tại nơi sản xuất (lương rẻ mạt trả cho công nhân,
thuế nộp cho nhà nước). Hay lấy một tỷ dụ khác là năm 1960 một nước sản xuất
chuối phải sản xuất 3 tấn chuối mới đủ tiền mua một cái máy cầy, mười năm sau
muốn có một cái máy cầy thì phải sản xuất đủ 11 tấn chuối . Kết quả của sự
phát triển này là các nước giầu lại càng giầu và các nước nghèo lại càng nghèo đi :
nghèo không phải là vấn đề của các tổ chức quốc tế về phát triển.
Tuy hình hình thế giới và quan hệ ngoại giao có thay đổi so với thế kỷ trước
nhưng sự kiện 1840 ở Ai Cập đáng làm người ta phải suy nghĩ khi nhào mình
vào cạnh tranh với các cương quốc. Đầu thế kỷ 19, nước Ai Cập có thế mạnh ở khu vục
Địa Trung Hải và bắt đầu có chính sách bành trướng. Sau khi tổ chức lại quân đội,
năm 1831 Ai Cập đã chiếm được Syrie (còn là lãnh thổ thuộc về đế quốc Ottoman),
và có khả năng chiếm cả Istanbul. Nhà nước Ai Cập giữ vai trò chủ động trong
các chính sách kinh tế, kinh doanh và kiểm soát hầu hết thị trường khu vực,
tức là đủ khả năng cạnh tranh với các nước tây phương đang bành trướng về mọi mặt :
một đối thủ quá nguy hiểm đối với Tây Phương. Bốn nước Anh, A'o, Nga và Phổ
(Prusse) do Anh cầm đầu - giai đoạn đầu Pháp còn lưỡng lự - tấn công bằng vũ trang
vào Ai Cập và ép Ai Cập phải để cho họ được tự do buôn bán trong khu vực
.
Ai Cập muốn ngẩng mặt lên nhưng đã bị người ta dìm đầu xuống để trở về vị trí
của mình ở Châu Phi.
Vì những lý do nêu trên nên phát triển có thể coi là một hệ ý thức, hệ ý thức
của nền thống trị ... cấp tiến (?). Ơ kỷ nguyên mới này không ai dám buôn bán
người công khai nữa, không ai dám thẳng tay hành hạ bóc lột kẻ khác
(vì loài người đã tiến bộ !) nhưng kết quả là nạn nhân vẫn không thiếu.
Francois Partant, sau một thời gian dài hoạt động trong hệ thống ngân hàng quốc tế
đã ly khai với cái thế giới đó và trở thành một chuyên gia về phát triển,
ông ta đã lên án rất nghiêm khắc hệ ý thức phát triển này và những người
mệnh danh là kinh tế gia. Ông ta còn nói là nếu phải so sánh thế giới tư bản
với cái gì đó thì chắc đó là một bữa ăn của những người ăn thịt người (
cannibales) :
cá lớn nuốt cá bé . Người ta tránh chiến tranh thế giới nhưng chiến tranh khu vực
vẫn xẩy ra như cơm bữa . Và cũng nên nhắc lại là những thể chế kinh tế
đầu tiên được thành hình ở LHQ không phải là để phục vụ cho phát triển
mà để kiến thiết các nước âu châu bị chiến tranh tàn phá. Công cụ đầu tiên của
LHQ để chống nạn chậm phát triển là Ban kinh tế cho Châu Mỹ La Tinh
(
Commission économique pour l'Amérique latine) được hình thành
tháng hai năm 1948, mười năm sau, Hội đồng LHQ mới quyết định thành lập một
Quỹ đặc biệt để đầu tư (quyết định số 1240) ; và đến năm 1966 mới thành lập
Hội quốc tế về phát triển (
Association internationale de développement),
một chi nhánh của Ngân hàng thế giới. Để có ngân quỹ giúp đỡ các nước chậm phát triển,
năm 1960 quyết định số 1522 của LHQ định là các nước có nền kinh tế cao đóng góp
1% của tổng thu nhập quốc gia vào quỹ để giúp các nước khác. Nhưng vì phát triển
liên hệ đến thương mại quốc tế, Hội đồng LHQ đã bỏ phiếu ngày 19 tháng 12 năm 1961
nghị quyết 1707 mang tên là "Thương mại quốc tế, công cụ chính yếu của phát triển
kinh tế" (
Le commerce international, principal instrument du développement
économique) : thế là vấn đề phát triển được khoanh tròn trong quỹ đạo c
ủa kinh tế. Các nước đang phát triển phải đợi đến năm 1986 LHQ mới có một văn
bản khác đề cập đến quyền phát triển của các nước đó : Bản Tuyên ngôn về quyền
phát triển (
Déclaration sur le droit au développement) được Hội đồng LHQ
thông qua bởi nghị quyết 41/128 ngày 4 tháng 12. Mục thứ ba trong điều thứ ba
của bản Tuyên ngôn này có đoạn : "Các nước phải sử dụng quyền của họ và làm
trọn trách nhiệm hầu để khuyến khích một nền
trật tự mới về kinh tế quốc tế
(do tôi nhấn mạnh), lấy bình đẳng của chủ quyền, tinh thần phụ thuộc lẫn nhau,
lợi ích chung và cộng tác giữ tất cả các nước và khuyến khích sự tôn trọng và
hưởng thụ nhân quyền làm căn bản..." (
Les Etats doivent exercer leurs droits et
s'acquitter de leurs devoirs de façon à promouvoir un nouvel ordre économique
international fondé sur l'égalité souveraine, l'interdépendance,
l'intérêt commun et la coopération entre tous les Etats et à encourager
le respect et la jouissance des droits de l'homme.)
Có điều là cái nền trật tự mới về kinh tế quốc tế như thế nào, nguyên tắc của nó ra sao,
nó được điều hoà như thế nào, các chính thể nào có nhiệm vụ kiểm soát nó, v.v.
thì không ai biết rõ. Cái khái niệm trật tự mới này có phải là một hệ ý thức
được tuyển chọn để thay thế cái hệ cũ là hệ phát triển đã gặp nhiều khó khăn
trong quá trình của nó ? Dù sao đi nữa thì hơn mười năm sau khi ra đời, Bản tuyên ngôn
này hình như chỉ để trang trí các văn phòng quốc tế.
Chú thích
Sommaire de la rubrique
|
Haut de page
|
Suite
|