Communications aux colloques
Communications aux colloques
Đi tìm một mô hình nhà sinh thái cho môi trường sinh thái :
di sản & hiện đại hoá Phú Yên
Đi tìm một mô hình nhà sinh thái cho môi trường sinh thái :
di sản & hiện đại hoá Phú Yên
Hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày thành lập tỉnh Phú Yên, Tuy Hoà, 2 avril 2011.
Version française
Sự hiện hữu
Trong Đại Nam Nhất Thống Chí phần viết về Phú Yên chỉ vỏn vẹn trong mấy chục trang giấy, những thông
tin về miền đất này rất ít so với những tỉnh khác như Nghệ An hay Thanh Hóa. Sau 400 năm hiện hữu kể
từ ngày Phú Yên không còn thuộc về vương quốc Chăm Pa để nhập vào lãnh thổ của chúa Nguyễn, các
sách nghiên cứu về vùng đất này cũng còn hiếm. Điều này nói lên rằng thế giới bên ngoài hiểu biết ít về
Phú Yên. Trong hiện tại chúng ta có được một ít thông tin cụ thể có tính cách kỹ thuật để có một vài ý niệm
về Phú Yên.
Phú Yên cũng như những tỉnh khác trước kia thuộc vương quốc Chăm Pa nằm trong một địa hình được
ưu đãi. Về phía tây dựa vào Trung du Đắc Lắc, còn phía bắc và phía nam thì hòa mình vào với những
ngọn núi tận cùng của dãy Trường Sơn nằm xoải hướng ra biển, Phú Yên trông gia biển khơi : bờ biển
Phú Yên chạy dài khoảng 200 cây số gồm cả những cánh đồng, bãi cát, vịnh, phá và bán đảo làm cho
địa hình đa dạng và thiên nhiên phong phú. Tỉnh Phú Yên rộng chừng 5000 km² có nhiều sông ngòi làm
cho mảnh đất được vun tưới đủ điều kiện để canh tác. Những con sông hay suối này thường bắt nguồn
trên cao nguyên thuộc lãnh thổ đất nước, trong khi đó thì hai con sông lớn nhất của xứ sở lại bắt nguồn
từ Trung du Tây Tạng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sự đặc trưng này là một số liệu quý giá đối với thời đại
mà nước là tài sản thiên nhiên đã thu hút những xí nghiệp lớn cũng như những nước mạnh muốn tước
đoạt lấy quyền sử dụng tài nguyên này
[1]. Trong đất liền Phú Yên còn có những ưu điểm khác về du lịch
như suối nước nóng, suối, ghềnh, đầm hồ, núi, đèo, cao nguyên, hang động và rừng. Về địa lý nhân văn
Phú Yên còn có những quyến rũ với sự hiện diện của các dân tộc thiểu số như người Chăm, Raglai,
Ê-Đê, Hrê Mnong, Ba-Na đó là chỉ kể những dân tộc được thế giới bên ngoài biết đến nhiều hơn, di sản
của các tộc người góp phần cho sự phong phú của văn hóa cả nước. Về thời tiết thì Phú Yên có mùa
khô, từ tháng giêng đến tháng tám tây, dài hơn mùa mưa, quanh năm ánh sáng mặt trời tỏa chiếu lâu dài
với nhiệt độ trung bình là 26°C, có nghĩa là nắng là điểm hẹn thuận tiện cho du khách tìm kiếm những
điều mới lạ. Nhưng ánh nắng mặt trời không chỉ để hẹn với du khách mà còn rất hữu ích cho con người
vì đó là nguồn năng lượng vô cùng.
Về phương diện văn minh, các dân tộc nói trên cũng như các dân tộc khác trên đất nước kể cả tộc
Việt là tộc đa số và có khả năng đồng hóa cao, có nhiều nét chung mà nhà địa lý học được mọi người
thương tiếc là Pierre Gourou gọi là "văn minh thực vật" (la civilisation du végétal)
[2]. Trong hàng thế kỷ
nếu không nói là thiên niên kỷ, thực vật là nguồn thực phẩm chính, trong đó lúa là nguyên tố chính, còn
thịt chỉ thất thường hoặc là trường hợp ngoại lệ : đây là một thói quen truyền thống rất phù hợp với môi
trường vì không có đồng cỏ cần cho chăn nuôi. Cách ăn này đã để lại dấu ấn trong truyền thống dân
gian vì người Việt thường nói "ăn không rau như đau không thuốc". Cá nước ngọt cho người này, hay
cá biển cho người khác, cung cấp thêm chất đạm trong bữa ăn. Nhà ở thì được làm bởi những vật liệu
bản địa như đất sét, rơm, gỗ, tre, nứa, mây, cỏ tranh, v.v., dễ có và không phải tốn công chuyên trở từ
xa tới, có nghĩa là không phải tốn kém thêm về mặt năng lượng. Các kiểu nhà đó cũng tồn tại lâu dài tùy
theo lối sống định cư hay du cư và kiến trúc. Vì sống trong vùng nhiệt đới người ta không cần phải lo
như những ai sống ở ôn đới, nhu cầu về ăn mặc bởi thế cũng hạn chế. Mỗi gia đình, theo nhu cầu
của mình, tự dệt vải, sợi, may vá, cũng lấy từ nguồn thực vật hoặc thiên nhiên như bông, đay, tơ tằm
chẳng hạn. Những đồ vật thường dùng cũng được chế tạo bằng nguồn thực vật (gỗ, các loại, tre, nứa,
mây). Các kim loại thì chỉ được dùng vào một vài lĩnh vực : dụng cụ nhà bếp thì người ta thích đồ đồng
hoặc gang, đồng còn là vật liệu dùng để chế các thanh la hay cồng chiêng trong âm nhạc, còn sắt thì chỉ
dùng để chế tạo những cũ khí. Chúng ta nên chú ý là nếp sống này coi như hoàn toàn tự lực tự chủ trong
mọi lãnh vực, và không tạo ra những cặn bã phế thải rác rưới nào vì những cặn bã có thể dùng được
đều được dùng lại. Kể cả những gì chính con người phế thải cũng được dùng lại làm phân bón cho
mùa màng. Vì tất cả những vật liệu dùng trong đời sống hàng ngày đều là các vật liệu từ thiên nhiên,
thậm chí đều có nguồn thực vật, nên với thời gian trở thành tiêu tan, do tác nhân sinh học, và cũng vì
thế có thể nói là cả hàng thế kỷ, nếu không nói là thiên niên kỷ, các tộc người ở Việt Nam nói riêng,
cũng như những tộc người bản địa của xã hội Mỹ tiền Chistophe Colomb, hay ở Châu Phi, đã sống trong
những xã hội không sản xuất ra những đồ phế thải, xã hội không có phế thải. Sự tận dụng các nhiên liệu
vẫn còn được thấy ở nông thôn việt nam : người dân dùng trấu để đun
[3], lấy phân trâu trộn với bùn sẵn
có làm than đun. Chỉ trong vòng hai thế kỷ tiến hóa, nhân loại đã chuyển mình từ một xã hội không có
phế thải sang xã hội phế thải, và đến bây giờ người ta không biết phải làm gì với một số phế thải mà
con người đã tạo ta.
Nhờ có chiến tranh chống "Mỹ" trong thập kỷ 1960 và 1970, Việt Nam đã được kế thừa hàng triệu lít
dioxin và những thuốc khai quang khác trải xuống các khu rừng
[4]. Những hậu quả của sự tiêu diệt sinh
thái này còn hiện diện đến ngày hôm nay sau hơn ba mươi năm chiến tranh đã chấm dứt. Đất nước đã
chịu nhiều đau khổ vì tai họa này để không nên tiếp tục những chuyện có nguy cơ đến vận mệnh dân tộc.
Trong hàng thế kỷ, các thế hệ con người đã chuyển giao cho người đến sau một môi trường y hệt như họ
đã nhận được từ lớp người đi trước. Sự chuyển giao này không được như xưa vì môi trường sống càng
ngày càng bệnh hoạn vì các sinh hoạt của chính con người (công nghiệp, nông nghiệp, chuyên trở...) :
nước bị ô nhiễm tới lớp nước dưới lòng đất, đất canh nông chỉ sống nhờ phân bón mà chính phân bón
đã làm đất cằn cỗi, các thứ thuốc trừ sâu bọ đã trở thành nguy hại cho chính con người sau khi đã làm
ô nhiễm môi trường.
Còn về năng lượng thì hình như Phú Yên không bị thiệt thòi như các vùng hẻo lánh vì trong tỉnh có đến
hai đập thủy điện, một ở trên dòng sông Hinh với công xuất là 72 MW, và một trên dòng sông Ba có công
xuất gấp ba nhà máy thủy điện sông Hinh. Hệ thống thông tin ở Phú Yên có mạng lưới viễn thông hiện
đại khá tốt trong đó có Vi ba, cáp quang, ADSL.
Trên đây là sự phác thảo đơn sơ về di sản văn hóa của Phú Yên, ngang ngang với các tỉnh kế cận như
Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận về phía Nam, cũng như Quảng Ngãi, Quảng Nam về phía Bắc, tức là
giải đất xưa kia là lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa. Trên cái nền vật chất và phi vật chất này chúng ta
sẽ cố gắng đi tìm một cái gì đó độc đáo, hiện đại dựa vào những phương tiện hạn chế của tỉnh, chú ý
đến sự kiếm soát cả quá trình chuyển hướng và định hướng, đến sự tham gia của người dân trong vai trò
chủ chốt trong giai đoạn cải tạo xã hội.
Notes :
[1]. Chúng tôi vừa được biết là gia đình hai cựu tổng thống
Bush vừa mua một thửa đất rộng 240.000 hêc ta nằm giữa biên giới Paraguay và Brasil, để sau này
khai thác lớp nước ở dưới đất, vùng này có lớp nước dưới đất lớn nhất ở phương tây. Xem phim tư liệu
của Michael Braverman : Sự mưu phản nước :
http://www.dailymotion.com/video/xg3vsq_michael-braverman-la-conspiration-de-l-eau-1_news#from=embed
http://www.dailymotion.com/video/xg3w9b_michael-braverman-la-conspiration-de-l-eau-2_news
[2]. Pierre Gourou, "La civilisaiton du végétal",
in Indonesië,
no°5, mars 1948, pp.386-396.
[3]. Gần đây người ta nói đến dùng trấu do các nhà máy xay
gạo thải để làm năng lượng tái hồi (renouvelable) cho nhà máy điện. « Kỹ thuật dùng lại » này đã được
thực thi ở Phi Luật Tân và Thái Lan.
[4]. Quân đội hoa kỳ đã rải 100 triệu lít dioxin xuống nửa
phần nước Việt Nam, phủ 2.500.00 hecta rừng nhiệt đới. Về vấn đề đã có một số tư liệu đáng kể như :
- Tập thể Việt Nam dioxin www.vietnam-dioxine.org, Pháp Việt, số 52, janvier 2005
- Trung tâm nghiên cứu về giới tính, gia đình và môi trường trong phát triển, Chuyện những nạn nhân
chất độc da cam ở Việt Nam, NXB Thế giới, 2005, 670tr.
- Nicolino Fabrice & Veillerette François, Pesticides. Révélations sur un scandale français
(Thuốc trừ sâu bọ. Phát hiện một sự công phẫn ở Pháp), Fayard, Paris, 2007, 384 p.
- Agent orange in Vietnam. Yesterday's crime, today's tragedy, bilingue anglais vietnamien, Éditions
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, 407 p.
- André Bouny, Agent Orange, Apocalypse Viêt Nam, Préface : Howard Zinn, Éditions Demi-Lune,
2010.
Sommaire de la rubrique
|
Haut de page
|
Suite
|