Échos d'un autre monde
Échos d'un autre monde
Nhà sinh thái
Nhà sinh thái
"Ngôi nhà sinh thái" là một ý niệm mới đang lan
tràn khắp Châu Âu từ khoảng mươi mười lăm năm nay, ngay cả ngành xây dựng cũng đang phải chuyển hướng để
không lỡ một cơ hội mới. Cái ý niệm này hoàn toàn ngược với mô hình phát triển vô trách nhiệm mà
những hậu quả của nó càng ngày càng đe dọa. Để có được nhãn hiệu "nhà sinh thái", thì thiết kế và thực
thi cũng phải tôn trọng vài nguyên tắc :
dùng vật liệu bản địa
[1] thay vì dùng các vật liệu mang
đến từ xa (các tỉnh xa xôi hay từ ngoại quốc).
Nguyên tắc này làm giảm giá nhà và giảm tiêu thụ năng lượng, vì các vật liệu mua từ xa phải mất công
chuyên trở từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ : nếu ít chuyên trở hơn, thì ít tắc đường hơn, tiêu thụ năng
lượng ít hơn, ít khói xe hơn, ít ô nhiễm môi trường hơn, do đó giá nhà rẻ hơn. Một nước ở vùng nhiệt đới
như Việt Nam dùng gạch bằng xi măng như hiện nay là điều phi lý về năng lượng và khí hậu. Gạch xi
măng là một vật liệu truyền nhiệt, lượng nhiệt được thu hút trong ngày sẽ nhả ra sau khi trời bớt nắng.
Nếu không có lớp cách nhiệt thì trong nhà sẽ rất nóng. Giải pháp dễ dàng là thiết bị thêm máy điều hòa
không khí như những các chủ thầu đề nghị với các khách hàng, vì họ nghĩ đến quyền lợi của họ trước,
dù không thích hợp với hoàn cảnh, và có lẽ họ cũng chưa biết đến giải pháp sinh thái. Không khí do các
máy diều hòa phát ra chưa chắc là lành mạnh. Cơ thể con người hàng ngày ra vào phải chịu những cú
sốc về nhiệt độ (choc thermique). Về mặt sản xuất gạch xi măng, thì đã là một lò thiêu hủy năng lượng
quá mức, và sau đó còn phải chuyên trở từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, tức là phải cần thêm năng lượng.
Loại gạch này chỉ được sản xuất trong các xí nghiệp chuyên môn mà tư nhân không thể làm được, tức là
ngoài tầm tay của mọi người, không như các vật liệu thiên nhiên, truyền thống sẵn có ở bản địa như đất,
rơm, gạch, gỗ, tre, nứa … tất cả đều là những vật liệu cách nhiệt rất tốt.
Dùng các nguồn năng lượng tái hồi (mặt trời, gió, thủy triều...
[2])
cho các sinh hoạt hàng ngày. Dùng năng
lượng mặt trời hay là gió người ta (tư nhân hay tập thể) có thể tự lực tự chủ trong sản xuất cũng như
trong tiêu thụ, như thế làm giảm gánh nặng cho nhà nước về đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở.
Sự phổ cập dùng năng lượng mặt trời có khả năng thúc đẩy để có một nghành kinh tế – công
nghệ tối tân đầy tương lai, tức là phải đào tạo những chuyên môn kỹ thuật, mở ra một trình tự đào tạo
trong các trường dạy nghề hay trong đại học. Và để tuân theo tôn chỉ của ngôi nhà sinh thái thì có thể
cho thành lập một trung tâm để sản xuất những pa nô mặt trời thay vì phải mua từ nước ngoài. Các điều
nói trên đều có thể áp dụng cho phần năng lượng gió dùng cho tư nhân hay tập thể nhỏ, vì những máy
quạt gió có năng xuất cao thì lại thuộc về các công trường lớn, có quy mô quốc gia, làm giảm tính tự
chủ của người dùng. Cũng như nghành năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng có tương lai. Như
chúng tôi đã nói qua ở trên, nếu sản xuất theo mô hình sinh thái thì chúng ta sẽ có một mạng lưới năng
lượng phân ra địa phương uyển chuyển, bảo dưỡng dễ dàng và khó mà bị phá hoại hoàn toàn trong
chiến tranh hay khủng hoảng.
Đây là một ngôi nhà thiết kế theo ý niệm sinh thái ở vùng Tây Nam nước Pháp thuộc tỉnh Ariège.
Tường hòan toàn bằng rơm nén. Loại rơm nén ở bên Pháp rất dễ tìm : các nông dân sau khi thu hoạch
xong thi làm rơm, dùng xe cầy để nén rơm chặt lại cho đỡ chiếm chỗ. Thứ rơm này sẽ được dùng cho
các loài thú trong nông trại vào mùa đông (làm thực phẩm, lót chuồng, v.v. ). Người ta chỉ cần đến đó để
mua rơm về làm tường vừa rẻ, vừa bền, vừa chắc không kém tường xây bằng xi măng mà đồng thời trong nhà vào
mùa đông thì không lạnh mùa hè không nóng như nhà xây bằng gạch hoặc xi-măng, vì rơm là một nhiên liệu thiên nhiên cản nhiệt.
Làm Tường bằng rơm thì người ta không cần phải có một lớp cách nhiệt như tường bằng xi-măng, bằng gạch.
Thế là một công được hai việc.
Sau khi đã đặt để rơm vào nơi để làm tường, người ta chát thêm một lớp đất bên ngoài dầy khoảng 10 cm
và sau cùng tô một lớp vôi (có thể chộn thêm mầu tùy sở thích) để tránh cho rơm khỏi phải ướt khi có mưa, tuyết, v.v. .
Còn bên trong thì tùy sở thich, có thể chát đất rồi tô vôi như bên ngoài hoặc trang trí bằng gỗ.
Ngôi nhà này lợp ngói nhưng người ta có thể lợp bằng ngói gỗ rất bền và nhẹ nhàng hơn ngói thường.
Ở Việt Nam chắc loại rơm nén này ít có, như thế thì người ta có thể làm tường bằng đất như nhà truyền thống;
có điều tường hay vách đất ngày xưa thì chỉ dày khoảng 10 cm, không đủ chắc và cách nhiệt. Để cho tường
được chắc hơn xưa thì người ta có thể dùng các thanh gỗ dài khoảng 20-30 cm đặt nằm và lấy đất trộn thêm vào để
các khúc gỗ được gắn liền với nhau thành tường (xem hình 21
phần phụ lục). Tường làm như thế thì rất chắc và cách nhiệt
một cách thiên nhiên vì các vật liệu như gỗ và đất dùng cách nhiệt rất tốt. Tường nhà như thế thì mùa hè trong nhà rất mát,
với điều kiện là mái nhà cũng phải có lớp cách nhiệt.
Dùng cầu tiêu nước thay vì cầu tiêu khô làm phí nước (để uống) và sinh ra những phế thải làm ô nhiễm
môi trường trong quá trình xử lý. Nước dùng cho cầu tiêu được coi là tới 25-30% lượng nước dùng hàng
ngày trong một hộ gia đình. Nếu dùng cầu tiêu khô thì phân người được dùng lại để chế ra phân bón
như ở nông dân việt nam từ trước đến giờ, có điều khác một tí là từ nay người ta không còn phải
ngửi những mùi khó chịu ở các cầu tiêu truyền thống, vì mỗi lần đi xong chỉ cần phủ lên một lớp mùn cưa
[3],
vỏ gỗ bào hay lá khô vụn, cành nhỏ đã được nghiến vụn là không còn cái mùi khó chịu ấy nữa. Trong gỗ
có chứa nhiều carbone, khi phân và carbone được pha trộn thì sẽ gây ra những phản ứng hóa học rất rắc
rối để có thể viết ra đây một cách dễ hiểu, và lâu ngày chúng ta có một thứ vật liệu gọi là phân ủ (compost)
thiên nhiên vừa sinh thái dùng làm phân bón rất tốt mà lại không phải mua như các thứ phân bón hóa học
làm ô nhiễm môi trường
[4]. Thứ phân thiên nhiên này không
khác gì lớp mùn ở trong rừng nếu không nói
chính như lớp mùn phủ các cánh rừng. Nhờ có lớp mùn này mà đất trong rừng được tốt tươi. Sự dùng lại
phân người theo lối này hoàn toàn hòa hợp với chu kỳ biến hóa của thiên nhiên, không có gì mất, ngược
lại còn có lợi. Cầu tiêu khô đã được thí nghiệm lâu năm ở Châu Âu, nên bây giờ hoàn toàn có thể sử
dụng không lo ngại gì. Chẳng phải đầu tư gì tốn kém : một cái thùng (sô nước) bằng inox, phần ghế gỗ
để ngồi, một cái thùng để đựng mùn cưa, có thể mọi người đều làm được nếu không quá vụng về tay
chân
[5]. Sau một tuần lễ sử dụng tùy theo số người trong nhà, thì đem đổ đi sau vườn, một chỗ khuất
sau rạng cây hay hàng rào, đây cũng là nơi mình gom góp các bữa cơm thừa là thành phần thực vật
(loại bỏ các thứ thịt, cá), các thứ bỏ sau khi nấu cơm, các thứ như cỏ dại, lá cây, cành cây nhỏ, những
phế thải sau khi làm vườn, v.v. Sự sản xuất loại phân sinh thái này còn được gọi là bón phân ủ, là một
bước tiến so với lối lấy phân ở nông thôn việt nam truyền thống, với cùng các thành phần mà không
phải tốn kém thêm. Dù sao đi nữa thì làm cầu tiêu khô rẻ hơn cầu tiêu nước nhiều mà ai cũng có thể
thực hiện được, và như thế mọi người đều tự lực tự chủ hơn, đó cũng là điều đáng chú ý. Ở nông thôn
mỗi hộ có thể có nhiều cầu tiêu khô nếu cần, một ở trong nhà, một ở ngoài vườn.
Điều chúng ta vừa đề cập đến thuộc về sử dụng cầu tiêu khô cho tư nhân nhưng nó còn đáp ứng vào
nhiều trường hợp khác, vì rất tiện lợi mà không tốn kém : dùng trong các buổi lễ hội ngoài trời, buổi họp
mặt đông người ở nơi công cộng, mít ting, liên hoan nhạc, thể thao, v.v. Không có cầu tiêu ở những nơi
công cộng là một điều thiếu thốn đáng trách cho lối sống hiện đại. Với loại cầu tiêu này người ta không
còn phải do dự tính toán mỗi khi có lễ hội, liên hoan, v.v. ngoài trời. Đáng nhẽ ở tất cả những nơi công
cộng đều phải có những nhà vệ sinh kiểu này, ở thành phố cũng như ở nông thôn.
Thế là chúng ta đã có đầy đủ yếu tố, nhiên liệu, vật liệu để xây dựng một ngôi nhà sinh thái hay sửa sang
lại một ngôi nhà cũ để biến nó thành một ngôi nhà sinh thái. Ở trên kia chúng ta đã thấy là những ngôi
nhà truyền thống thiếu ánh sáng trong mùa mưa, và thiếu lớp cản nhiệt cho mùa nắng để người ta cảm
thấy dễ chịu khi ở trong nhà, mặc dù các ngôi nhà truyền thống ở Việt Nam đã là những ngôi nhà sinh
thái trước sự hình thành của ý niệm sinh thái. Thiếu ánh sáng thì có thể sửa dễ dàng bằng cách đặt một
cái "ống ánh sáng" (puits de lumière) trên nóc nhà ; đây là một cách thức kỹ thuật rất giản dị : người ta
lấy ánh sáng của mặt trời rồi phản chiếu vào nơi nào đó người ta cần qua hệ thống gương thiết kế trong
một ống trục bằng inox. Căn phòng ngày xưa tối om bây giờ được chiếu sáng không cần đến thiết kế
điện. Còn một giải pháp khác để có thêm ánh sáng là dùng đến cửa sổ Velux
[6]
đặt trên mái nhà. Còn về
mùa hè mà trong nhà nóng thì người ta có thể giảm nhiệt tới mức độ chịu đựng được mà không cần
dùng đến các thiết bị tốn kém như máy điều hòa tốn năng lượng mà kết quả chưa được khẳng định rõ
ràng. Làm giảm nhiệt cách này thì chỉ cần thêm lớp cách nhiệt ở tường và mái nhà bằng cách dùng
những vật liệu thiên nhiên sẵn có như rơm, đất, đai sợi, sợi dừa, v.v.
[7]. Và một giải pháp khác là nên
trồng thêm cây có bóng mát gần nhà, trong vườn. Bóng râm của các cây cao làm giảm nhiệt (tục ngữ
có câu cây cao bóng mát). Chắc ai cũng đã từng chứng kiến là mùa hè, đứng dưới một bóng cây cao
thì mát hơn đứng dứới bóng một tòa nhà xây bằng xi măng. Cái ao ở nông thôn cũng góp phần điều
hòa không khí và làm giảm nhiệt vào mùa hè do hơi nước bay lên.
Ngôi nhà sinh thái cũng còn là một nếp sống, một nghệ thuật sống mà một trong những nguyên tắc là
xóa bỏ ngay từ nguồn những phung phí, những phế thải làm ô nhiễm : để tránh khỏi phải xử lý những
điều phế thải tốt hơn nhất là đừng để cho có những phế thải, không sản xuất ra nó, chứ không phải
ngược lại là cứ để cho có phế thải rồi xử lý sau, làm như thế có khác chi buộc cày đằng trước trâu.
Ngoài chuyện xây nhà sinh thái hay sửa nhà cũ theo mô hình sinh thái, nếp sống này cần mọi người
phải ý thức trong việc bình thường hàng ngày : khi không cần thì nên đóng vòi nước thay vì cứ để
nước chảy không khi đánh răng, không vất rác rưới, các đồ thải đi mọi nơi mà phải vất vào những nơi
dành riêng cho rác, tức là phải có thùng rác công cộng cho mọi nơi. Tất cả điều này cần phải có các
khóa đào tạo và thông tin về nếp sống sinh thái mới. Ở Việt
Nam, tre mọc khắp nơi, nhưng chưa đâu có một vườn tre đẹp đẽ như ở bên Nhật để đón tiếp du khách và giới thiệu
loài thực vật này, được coi như là biểu tượng của nền văn minh thực vật, trong khi đó ở Anduze một thị
xã gần thành phố Nîmes ở miền nam nước Pháp có một vườn tre rất đẹp được chăm bón từ thế kỷ thứ
19 do một người say mê tre. Ở Pháp tre bây giờ rất thịnh hành, Anduze là nơi cung cấp cho các nơi cũng
như cho tư nhân nhiều vùng. Nếu có một thửa đất khoảng mươi hec ta nơi địa hình đẹp, có suối nước
chẳng hạn, để làm một vườn tre thì thửa đất này sẽ đóng góp cho sự mở mang và phong phú cho
Phú Yên, nơi mà người ta không phải tranh giành nhau một vài tấc đất.
Chú thích :
Sommaire de la rubrique
|
Haut de page
|